Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2016

cau chuyen kem tron

Giờ thì chắc chẳng ai lạ gì cái cụm từ “kem trộn” nữa rồi, mọi người sợ hãi nó, kì thị nó, xong rồi cũng cảnh giác nó, mua gì cũng hỏi ngay “có phải kem trộn không?”, “ngưng dùng có bị đen lại không?”.. nghe thì có vẻ cẩn thận lắm, nhưng thực ra khi được hỏi lại thì phần lớn chẳng ai biết chính xác kem trộn nó là cái gì, thành phần của nó ra làm sao và tại sao nó lại hại cũng như đánh đồng luôn Kem Điều Chế với Kem Trộn.


Bài viết do tớ tự viết và tổng hợp từ nhiều nguồn uy tín, chủ yếu là các bài viết khoa học đã được xuất bản, sẽ được bổ sung thường xuyên dựa trên các kiến thức học tập được thêm theo thời gian. Bài viết rất dài vì tớ ghi lại tất cả những gì tớ cho là cần thiết và các bạn cần được biết :D

* KEM TRỘN là gì?


Kem trộn ban đầu là chỉ các sp kem dưỡng da được tạo ra bằng cách Trộn các loại Kem Sẵn với nhau theo tỉ lệ mà tùy người điều chế tính toán (phụ thuộc vào tốc độ tác dụng hoặc lợi nhuận đạt được). Các loại kem này là kem có tác dụng làm trắng nhanh (đa phần đều là kem được “tương truyền” xuất xứ từ Thái Lan) sẽ được gom về một chỗ, cho hết kem vào một cái bát rồi "trộn" lên. Sau đó người sản xuất kem nào cao cấp sang chảnh hơn thì cho thêm tí body lotion cho mịn da, chọc thêm ít viên vitamin E, vài viên pH 8 nữa là hoàn thành sản phẩm. Làm nhà pha chế kiểu này thì ai làm cũng được, không cần có học hành gì về ngành hoá mỹ phẩm hết dễ vô cùng tận nhưng có điều thoa lên da tác dụng thế nào thì hên xui vì các phản ứng của các loại kem khác nhau xảy ra, đấu đá nhau hay hợp tác nhau để tạo thành chất gì đó ảnh hưởng lên da thế nào chỉ có.. trời biết. Nguyên liệu làm kem trộn rất dễ mua và cũng rất rẻ - các bạn có thể search google « nguyên liệu làm kem trộn » hoặc tham khảo 1 số link sau (có kèm luôn công thức trộn):

Sau này, khái niệm Kem Trộn được mở rộng ra chỉ tất cả các loại kem trộn thủ công từ một hoặc một vài loại kem sẵn với các loại kháng sinh, chất chống viêm, chất tẩy màu,… có tác dụng nhanh (đến mức kì diệu), ngưng dùng thì xuất hiện dị ứng các thể loại.


* KEM ĐIỀU CHẾ là gì?


Kem Điều Chế áp dụng cho cả tất cả các loại kem dưỡng từ kem thảo dược thiên nhiên đến kem cao cấp của các hãng có thương hiệu và là kem được làm thành từ những thành phần thô (raw ingredients) .

Ví dụ căn bản các sản phẩm chăm sóc da của sẽ được làm theo quá trình như sau :

Lựa chọn những thành phần cần thiết cho sản phẩm đó ở dạng thô, nguyên chất rồi qua quá trình làm sạch, lọc bỏ tạp chất, chưng, cất, cách thuỷ, cách nhiệt v..v..để còn lại những gì tinh tuý nhất.

Sau đó dùng thành phần kết dính (chất nhũ hoá) để kết nối các thành phần chủ đạo lại với nhau để cho ra sản phẩm cuối.

Một sản phẩm dưỡng da hoàn chỉnh sẽ có những thành phần như thế này:

- Foundation ingredients (thành phần cơ bản) : thành phần nền, chiếm 60-80% sản phẩm. Tuỳ thuộc vào muốn sp ở dạng gì (gel, lotion, cream và khả năng thẩm thấu cần thiết.v..v để chọn lựa thành phần nền cho phù hợp)

- Active botanicals: chiếc xuất thảo dược , cây cỏ , hoa, rễ v..v..

- Functional ingredients: thành phần tính năng, tuỳ thuộc vào chức năng của từng loại kem dưỡng mà lựa chọn thành phần cho thích hợp và cân đối, bảo đảm các thành phần khi kết hợp không " chõi " nhau làm thay đổi tính năng riêng của nó.

- Additives: vitamin, màu sắc, thành phần bảo quản (tự nhiên hay chemical thì ở đây quyết định)

- Aromaceuticals: kết hợp các loại tinh dầu sao cho phù hợp với từng loại sản phẩm.


* Kem Trộn có thành phần gì gây hại cho da:

Các chất thường bị lạm dụng trong Kem Trộn có thể liệt kê như: hydroquinone, corticoid, acide salicylique, iode, hydrogen peroxyde, acid citric, aspirin pH8,…  Hầu hết các chất này đều là các chất có lợi (hoặc từng được coi là có lợi) tuy nhiên nếu vô tình hoặc cố tình dùng quá tỉ lệ thì hậu quả trên da chỉ là phần nhìn thấy được (kiểu phần nổi của tảng băng chìm)

Nếu các bạn quan tâm cụ thể thì có thể lướt qua tính chất và tác hại của từng chất dưới đây:

Hydroquinone là gì?


Hydroquinone là một hóa chất được dùng rất nhiều trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Trước đây hóa chất này được dùng nhiều trong phim ảnh để rửa phim.  Từ năm 1936, KHG Oettel ở Germany khám phá ra khả năng của hydroquinone làm mất màu lông cùa mèo đen. Khám phá này đã được lập lại thành công bởi các khoa học gia khác. Suốt 15 năm sau đó có nhiều báo cáo về sự mất màu da trong các công nhân làm việc với hóa chất hydroquinone. Về nguyên lý hoạt động của hydroquinone, năm 1951, KHG Denton và cộng tác viên tại University of Michigan khám phá hyroquinone ngăn chận sự chế tạo hắc tố melanin bởi ngăn chận hoạt động của enzyme tyrosinase

ThS-BS Lê Thái Vân Thanh, Bộ môn Da liễu, ĐH Y Dược TP.HCM cảnh báo: hydroquinone giúp tẩy nám, làm trắng nhanh, nhưng do có khả năng làm mất hắc tố da vĩnh viễn (hủy luôn tế bào tạo hắc tố ) nên nếu dùng quá độ sẽ bị tai biến, gây nên bệnh da xám nâu (Ochronosis). Đây là bệnh do lắng đọng sắc tố xanh đen, không hồi phục được. Kết quả vùng da thoa thuốc sẽ bị xám, xanh, đen.

Bên cạnh đó, Hydroquinone là hoạt chất chuyển hóa từ hóa chất benzene khi vào cơ thể. Hoá chất benzene đã từng được biết gây ra ung thư máu (leukemogen). Năm 1990 KHG Leanderson và Tagesson tại Linköping University, Thụy Sỹ đã tìm biết được hydroquinone là một trong những hoạt chất độc hại trong thuốc lá có thể gây tổn hại hạt nhân của tế bào. Năm 1991, KHG Shibata và Ito tại Nagoya City University, Nhật Bản, dùng chuột để thử khả năng gây ung thư của hydroquinone và đã chứng minh được hóa chất này có thẩ gây ung bứu trong ống thận và trong gan. Thí nghiệm của các KHG này đã được lập lại thành công tại nhiều trung tâm nghiên cứu khác nhau kể cả National Institute of Environmental Health Sciences của Hoa Kỳ. Bướu ống thận (renal tubular hyperplasia/adenomas) gây ra bởi hydroquinone trong thí nghiệm bằng chuột là kết quả được lập lại nhiều nhất.  Loại bướu này, ở mức độ nhẹ (hyperplasia) là một trong những nguyên nhân chính gây ra chứng suy thận trong con người do thận có túi (renal cystic disease), gây ra bởi biểu mô trong ống thận mọc nhiều hơn bình thường, làm ống thận dầy lên và bị nghẽn.


Corticoid là gì?


Cách đây vài mươi năm, viên thuốc "hạt dưa" đã trở nên quen thuộc đến mức người dân - nhất là ở các vùng quê - đau gì cũng mua dùng; Mà quả là hiệu nghiệm thật, uống vào thấy "hết bệnh" ngay, nhưng khi ngưng dùng thì bệnh tái phát. Loại thuốc này chính là Dexamethasone, nhiều người quen gọi là viên "đề xa", một loại thuốc corticoid.

 Đối với da, khi thoa lên các vùng da cần làm trắng mịn, Corticoid có tác dụng làm trắng rất nhanh, làm căng mịn da rất hiệu quả,các vùng da bị mụn biến mất nhanh chóng chỉ sau 1 đêm, nhiều người lầm tưởng mình đang sử dụng loại mỹ phẩm tốt nhưng thật ra: corticoid làm vùng da sử dụng bị ngậm nước, da căng bóng, mất những đường vân da,lỗ chân lông được thu nhỏ lại, có thể nhận biết tình trạng da sử dụng corticoid bằng cách soi da.

Hậu quả sau khi ngưng dùng kem trắng da mặt chứa Corticoid:

Nỗi mẫn đỏ li ti , ngứa.

Xuất hiện đỏ da, những mạch máu nổi ngày càng to rõ trên da.

Mặt căng bóng nhưng nhanh chóng chảy xệ, lão hóa khi không tiếp tục dùng.

Da sần sùi, khô nhăn, đen sạm lại.

Làm da không thể tiếp tục thích ứng với các loại mỹ phẩm khác


Acid citric là gì?


Acid citric thuộc nhóm AHA (Alpha hydroxy acid) được biết đến với khả năng đặc biệt giúp trẻ hóa da, xóa tan nếp nhăn và chữa lành những vết tích trên da dưới tác động của ánh nắng. Công năng này của AHA bắt nguồn từ khả năng tẩy tế bào chết ra khỏi da, thúc đẩy da sản sinh các tế bào mới thay thế. Với công năng này, AHA là một phương thuốc hữu hiệu để làm trắng và trẻ hóa làn da. Bên cạnh đó, nó còn phù hợp với da mụn vì khả năng loại bỏ tế bào chết giúp thông thoáng lỗ chân lông. AHA còn là loại acid giúp da láng mịn và ẩm mượt nhờ khả năng tăng cường lưu giữ độ ẩm bằng cách cho phép các phân tử quan trọng nhất của da là glycosoami - oglycans và proteoglycans hấp thụ nước trên da nhanh và hiệu quả hơn. Vì thế, không phải ngẫu nhiên mà AHA được coi là “thần dược” đối với làn da khô. Ở tầng sâu hơn của da, AHA lại có khả năng kích thích sản sinh elastin và collagen, các hợp chất chịu trách nhiệm làm giảm nếp nhăn và hiện tượng chảy xệ của da. Vì thế, AHA được sử dụng khá nhiều trong các loại kem dưỡng mắt, dưỡng ẩm, sữa rửa mặt và mặt nạ. Với tất cả những điều đó, liệu AHA có phải là một liều thuốc kỳ diệu? Bác sĩ Nguyễn Viết Lượng, Viện Bỏng Quốc gia, cho rằng rất nhiều loại mỹ phẩm làm trắng có chứa AHA vì khả năng lột tế bào chết và kích thích sản sinh tế bào mới trên da của loại acid này.  Nhưng cũng chính vì điều này, nhiều hãng mỹ phẩm đã dùng một lượng lớn AHA trong sản phẩm làm trắng, và nhiều người lạm dụng loại mỹ phẩm này quá nhiều, dẫn đến hiện tượng ngứa, đỏ, sưng tấy, phồng rộp và bỏng da. Đó là lúc AHA từ một “thần dược” trở thành “sát thủ”, từ khả năng trẻ hóa da trở thành nguyên nhân gây sạm nám. Khi bạn sử dụng không đúng cách hoặc sử dụng quá nhiều AHA, đó có thể chính là nguyên nhân gây kích ứng da. Khi AHA có khả năng chống lại tác hại của ánh nắng mặt trời, thì trớ trêu thay, quá nhiều AHA lại có thể làm tăng khả năng da bị thiệt hại bởi ánh nắng.Khi nồng độ AHA cao (4 - 7% acid, độ PH< 2,8), thì acid sẽ bóc các tầng bì thành các lớp mỏng. Lớp da non yếu này không có khả năng chống lại tác động của các tia cực tím, vì thế mà gây ra hiện tượng bỏng, sạm nám, lão hóa, và sắc tố da bị tổn hại.


Iode là gì?


Iode – phiên âm tiếng Việt là I-ốt. Nguyên tố iốt đơn chất - không nằm trong hợp chất với các nguyên tố hóa học khác thì tương đối độc đối với mọi sinh vật. Iốt khi tiếp xúc trực tiếp với da có thể gây thương tổn, do đó cần phải cẩn thận khi thao tác với nguyên tố hóa học này. Hơi iốt có thể gây khó chịu cho mắt và các màng nhầy

Acide salicylique là gi?

Acide salicylique dùng tại chỗ có đặc tính làm tróc lớp sừng da (làm lỏng và bong lớp ngoài của da). Acid salicylique dùng điều trị bệnh da như viêm da, chàm, vẩy nến, gàu, vẩy cá, mụn trứng cá, mụn cóc và bệnh chai da. Acid salicylique có thể gây viêm và loét da nếu dùng ở dạng thoa trong một thời gian dài trong một vùng rộng.


Hydrogen peroxide là gì?


Hydrogen peroxide là một chất khử trùng và sử dụng khi bị trầy xước, tên dân gian là “Oxy già”. Nó có mặt trog các loại thuốc tẩy màu tóc. Với khả năng tẩy rửa, chất này được ứng dụng trong 1 số sp tẩy trắng rang, tẩy nám – đồi mồi và gần đây là ứng dụng tẩy trắng cho chân gà thối nhập lậu về. Nếu sử dụng trong tỷ lệ lớn , nó sẽ dẫn đến ngộ độc da, mỏng da và nhiều vấn đề viêm da khác.


Aspirin là gì?


ASPIRIN là acid salisylic, trong ngành Dược dùng nó làm thuốc bạt sừng. Vì vậy, nếu dùng loại này mà bôi lên da sẽ làm mất đi nhanh chóng nhiều lớp tế bào của da, làm lộ nhanh lớp tế bào non, trắng mịn. Nhưng lớp tế bào non này rồi cũng sẽ sậm màu nhanh chóng, thậm chí sậm màu hơn nhiều vì tế bào non bị lộ sớm và tổn thương sâu. Làm trắng da kiểu này là lạm dụng hóa chất có hại cho da mặt. Dùng nhiều ngày da sẽ mỏng, căng mọng nhiều thì nhăn nhúm sau đó càng khiếp! Dùng nhiều lần, da chúng ta sẽ mất đi khả năng đàn hồi, thậm chí teo da



0 nhận xét:

Đăng nhận xét