Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2016

thit dong thom ngon

Thịt nấu đông ăn ngon nhất là với cơm nóng hôi hổi. Thật thấy thích thú cảm giác xắn một góc thịt nấu đông rồi dúi vào bát cơm cho đông chảy ra, lấy đũa gắp vài miếng dưa góp rồi dùng thìa xúc ăn ngon lành…

Công thức cách nấu thịt đông đơn giản và khó có thể không làm thành công như sau:

I. NGUYÊN LIỆU VÀ SƠ CHẾ: (Cho 3 bát to uỳnh)
-       0,5 kg thịt chân giò rửa sạch: thái miếng to dày như miếng su hào luộc.
-       0,5 kg thịt gà rửa sạch: chật/cắt miếng to dày.
-       Bì lợn: 1l rửa sạch, thái miếng hình chữ nhật bằng mặt cắt miếng su hào luộc.
-       Thịt chân giò, gà và bì lợn đã sơ chế ướp với một thìa cà phê muối và 1 thìa canh nước mắm khoảng 15p-nửa tiếng.
-       Mộc nhĩ nửa lạng (khoảng vài túm) ngâm nước lạnh nửa tiếng cho nở to, rửa sạch lại, bỏ chân mộc nhĩ, thái miếng rộng 0,5 cm, dài 3-4 cm.

II. CÁCH LÀM:
-       Đổ nước sôi cao hơn xâm xấp mặt thịt 1cm, bật bếp to đun sôi thì vặn nhỏ lửa và dần hớt sạch bọt rồi vặn bếp mức nhỏ nhất có thể, đun cho thịt mềm khoảng nửa tiếng – 45p thì cho thêm mộc nhĩ và hạt tiêu vào, đun thêm khoảng 5p, nếm nước thấy nhàn nhạt thì tắt bếp, múc vào các bát to/nhỏ để nguội và đông lại là mon ngon hoàn thiện
III. MỘT SỐ GHI CHÚ QUAN TRỌNG:
Tại sao dùng bì? Bì tạo keo và làm cho món thịt đông đông. Nếu ít quá món ăn sẽ bị loãng mà dễ vữa, nhiều quá thì keo cũng đặc, ăn hơi ngấy. Khi đi mua thịt mà hỏi mua bì thì người bán hàng cũng háo phóng cho một ít chứ chẳng lấy tiền làm chi.
Về thịt chân giò: Nếu được đòi hỏi hãy hỏi mua chân trước, mẹ mình nói chân trước bao giờ cũng ngon hơn vì mềm hơn, ít mỡ hơn chân sau. Ông cha ta vẫn có câu “Ăn chân sau, cho nhau chân trước” cũng một phần vì lý do này… Nói vậy chứ mình cũng chưa biết cách phân biệt đâu, haha…)
Về thịt gà: Nói chung là nên chọn gà ta, đùi cũng được mà lườn cũng được tùy sở thích. Nhưng với du học sinh, chọn gà công nghiệp vẫn được. Nhớ là miếng gà vẫn nên có cả nạc cả da.
Về mộc nhĩ: nếu gấp gáp có thể ngâm với nước ấm. Tuy nhiên ngâm mộc nhĩ hay nấm khô bằng nước lạnh trong thời gian lâu sẽ thu được một lượng nhiều hơn gấp rưỡi. Cho mộc nhĩ sau cùng để mộc nhĩ không bị nát, ăn sần sật sẽ ngon hơn.
Về quá trình đun: nên tiếp thêm nước thường xuyên (mỗi 10p tiếp thêm nửa bát con), làm sao cho đến lúc chín, nước vẫn xâm xấp mặt thịt là vừa.
Về độ mặn nhạt: thịt nấu đông phải làm nhàn nhạt thì mới đông được, nêm nếm mặn thì dù có nhiều bì thì cũng khó đông.
Có thể thêm nguyên liệu như nấm hương, cà rốt…

Chúc các bạn làm thành công và chia sẻ món ăn này!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét